Restaurant
Ninh Bình có món gì ngon ^^
Thịt Dê
Thịt dê núi Ninh Bình có đặc trưng săn chắc, ít mỡ và có vị thơm. Người ta cho rằng sở dĩ như vậy vì ở Ninh Bình có nhiều núi đá, dê chạy nhảy nhiều nên cơ thịt săn chắc, ít mỡ hơn hẳn dê chăn thả trên đồi. Mặt khác, với địa hình đặc trưng của núi đá vôi ngập nước có rất nhiều các loại rau, cỏ, thảo dược thích hợp là thức ăn cho dê như bách bộ, ô rô, lim xẹt, móng bò, dướng, bầu trích, mộc sông, mõm chuột, xoan dù, cà gai leo, tạo nên chất lượng và vị ngon của thịt dê. Một số nguyên liệu và đặc sản sở tại khác cũng góp phần làm nổi bật các món thịt dê Ninh Bình phải kể đến các loại rau ăn kèm đặc trưng địa hình núi đá, rượu Kim Sơn, rượu cần Nho Quan và cơm cháy Ninh Bình. Ở Ninh Bình có rất nhiều những nhà hàng chuyên về thịt dê với những bí quyết chế biến "gia truyền". Đây cũng là món đặc sản được địa phương xây dựng thành thương hiệu ẩm thực của mình.
Nhà hàng thịt dê có rất nhiều trên đất Ninh Bình, mình người Ninh Bình nên chia sẻ luôn là do chạy theo lợi nhuận, 1 số nhà hàng dùng thịt dê đồi thay cho dê núi. Ở khu vực khác thì mình không rõ nhưng ở khu vực Tràng An các bạn có thể tin tưởng ăn thịt dê ở nhà hàng Chính Thư (chuyên dê) và nhà hàng Tràng An 89 (Dê + các món đồng quê) 2 điểm này gần homestay nhà mình. Hoặc đơn giản là order ăn ở nhà mình cũng phục vụ được. Thịt dê tươi đầu vào rất đắt nên các món dê cũng khá đắt các bạn nhé. từ 200.000vnd - 400.000vnd/đĩa. Bạn nào quen ăn tiết canh có thể thử tiết canh dê nhé, thịt dê rất "lành" nhiều người mổ, thui dê xong họ còn có thể ăn sống ^^
Nhà hàng Tràng An 89, gần bến đò Tràng An đang là điểm ăn uống rất "hot" ở Ninh Bình. Các bạn xem trên bản đồ.
Cơm Cháy
Món ăn đặc sản Ninh Bình này được ra đời từ khoảng thế kỉ 19 dưới thời Pháp thuộc. Tương truyền có một người thanh niên tên Đinh Hoàng Thăng ra Hà Nội làm cho một tiệm ăn của người Hoa sau đó nảy sinh tình cảm với con gái của chủ quán nhưng không được chấp nhận và phải bỏ việc và trở về quê hương.
Trong thời gian làm việc tại đây, Hoàng Thăng đã học được bí quyết để chế biến ra các món ăn ngon và nảy sinh ra một ý tưởng gây dựng một tiệm ăn chuyên về món cơm cháy. Ngay từ khi mở ra, cửa tiệm của ông lúc nào cũng thu hút thực khách và dần trở nên có tiếng ở Ninh Bình. Sau này, ở đây cũng có rất nhiều cửa hàng khác mọc lên và từ đó cơm cháy đã trở thành một món đặc sản của nền ẩm thực Ninh Bình.
Cơm cháy Ninh Bình là một món ăn đặc sản truyền thống của vùng đất cố đô. Để có thể tạo ra món ăn đặc biệt này đòi hỏi người chế biến phải trải qua nhiều công đoạn cầu kì. So với những món truyền thống trước đây thì cơm cháy hiện nay đã có những sáng tạo khác biệt thế nhưng hương vị hầu như vẫn được giữ nguyên.
Để món ăn được thơm ngon điều quan trọng nhất trong cách làm cơm cháy Ninh Bình có lẽ chính là việc chọn lọc gạo. Gạo để nấu cơm cháy thường là gạo dẻo và gạo khô. Sau đó người làm sẽ trộn đều hai loại gạo này vào nhau giúp cho cơm trở nên giòn tan, xôm xốp và ngon hơn rất nhiều.
Cơm cháy truyền thống thường được ăn cùng với thịt dê núi Ninh Bình, tim cật sau xào cùng cà rốt, cà chua, nấm và hành tây. Cách chế biến món đặc sản này lại khá cầu kì. Muốn cho gạo được thơm ngon người làm phải nấu cùng với than củi trên một chiếc nồi gang dày và để lửa thật nhỏ để tạo cháy ở đáy nồi, sau đó đem phơi nắng càng lâu càng tốt.
Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa xong đâu nhé! Trước khi ăn cơm cháy sau khi phơi nắng sẽ được đem chiên giòn. Để cho cơm không bị hôi và bám dầu đòi hòi người làm sẽ phải chiên bằng dầu mới và đảo thật đều tay khiến cho cơm có màu vàng đẹp mắt, khi ăn sẽ cảm nhận được độ giòn nhưng vẫn dẻo của từng hạt gạo và quan trọng hơn cả chính là không bị ngấy, khỏi cần băn khoăn xem ăn cơm cháy có mập không nữa nhé!
Điều tạo nên sự hấp dẫn cho món đặc sản cơm cháy Ninh Bình này có lẽ chính là phần sốt dê. Người xưa thường lựa chọn thịt từ những con dê ăn lá bởi theo họ dê ăn lá sẽ có phần thịt chắc và ngọt hơn so với dê thả bộ trên núi. Dê xào cùng với các loại gia vị với phần nước sốt sền sệt khi ăn chấm cùng cơm cháy đảm bảo ngon không cưỡng nổi.
Gỏi Nhệch
Huyện Kim Sơn (Ninh Bình) có món đặc sản là gỏi cá nhệch. Tuy một số nơi trong tỉnh cũng mở quán giới thiệu món ăn gỏi cá nhệch đặc sản Kim Sơn này nhưng gỏi cá nhệch đặc sản Kim Sơn được coi là ngon nhất, món này không những là đặc sản Kim Sơn mà còn được nằm trong danh sách món ăn đặc sản Ninh Bình. Khách du lịch đến Ninh Binh khi dùng các món ăn đặc sản Ninh Bình không nên bỏ lỡ món gỏi nhệch đặc sản Kim Sơn.
Để chế biến ra món gỏi cá nhệch đặc sản Kim Sơn, đặc sản Ninh Bình này, chúng ta cần một chuỗi khâu chế biến hết sức kì công. Gỏi cá nhệch món ăn đặc sản Kim Sơn, đặc sản Ninh Bình mang hương thơm bùi bùi của gạo nếp rang, vị chua thanh thanh của dấm xen vào cái vị cay ấm của gừng với tỏi, ớt, tiêu, sả. Gỏi cá nhệch đặc sản Kim Sơn, đặc sản Ninh Bình thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Có nhiều du khách khi đặt chân đến Ninh Binh du lịch được thưởng thức những món ăn đặc sản Ninh Bình, Nhưng không thể quên được gọi cá nhệch đặc sản Kim Sơn, đặc sản Ninh Bình khi đã một lần dùng món ăn đó. Một trong những món ănđặc sản Ninh Bìnhđược nhiều du khách yêu thích.
Cứ vào cữ mưa ngâu độ 2 tháng là mùa đi bắt cá nhệch. Cá nhệch cùng họ với lươn nhưng nhệch sống ở nơi nước hơi mặn (nhệch củ) và sống ở nước lợ (nhệch khét). Nhệch củ to ngang, nhệch khét dài. Cá nhệch giống lươn về độ dài, nhưng bề ngang lại giống cá chình. Cá nhệch có con dài hàng mét, con nhỏ 3 - 4 lạng, con to nặng tới cả kilôgam. Cá nhệch trơn và dữ tợn, nên đánh bắt không dễ dàng.
Cá nhệch có thể chế biến được nhiều món như kho, rán, nấu canh chua, om... Nhưng món gỏi cá nhệch là được ưa chuộng nhất. Để món gỏi không bị tanh, sau khi bắt cá về, lấy nước vôi, nước tro, lá tre hóp tuốt sạch chất nhờn trên da. Mổ cá đằng sống lưng như mổ lươn để lọc xương. Thịt cá tươi cắt thành lát có màu hồng giống màu thịt cá quả (cá chuối). Thính được làm bằng gạo nếp rang, giã nhỏ mới có mùi thơm và bùi. Trộn nhanh thịt cá với thính cho thơm thịt. Lấy da cá rán giòn để cuộn với gỏi. Xương cá giã nhuyễn để nấu dấm (có người gọi là nấu chẻo). Món dấm được pha chế với gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu và sả băm nhỏ.
Có thể chế biến dấm bằng cách cho thêm mẻ. Dấm phải có màu đỏ sậm, đặc sánh, dậy mùi gia vị, khi tưới dấm vào gói gỏi ăn, không bị chảy ra tay. Khâu pha chế nước chấm cũng quan trọng. Nước chấm gỏi được làm từ nước mắm, gừng tươi, tỏi, ớt, mỳ chính, hạt tiêu. Có người chấm gỏi với mắm tôm cũng rất dậy mùi. Gỏi được ăn kèm với bánh đa vừng, cùng các loại lá như dấp cá, mùi tàu, sung, đinh lăng, mơ lông...
Khi ăn, mỗi người tùy theo khẩu vị để cuốn gỏi. Có người cuốn bằng da cá rán, có người lại cuốn bằng các thứ lá nêu trên. Nhưng hầu như không thấy ai cuốn gỏi nhệch bằng bánh đa nem. Gỏi cá nhệch ăn rất ngon, thơm và bùi, có mùi vị rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ mãi.
Để thưởng thức gỏi Nhệch chuẩn nhất, bạn đi Kim Sơn, nhưng khá xa trung tâm các khu du lịch, các bạn có thể tham khảo một nhà hàng Vũ Bảo ở thành phố Ninh Bình cũng rất ngon. Bạn tham khảo trên bản đồ.
Miến Lươn
Đó chính là miến lươn Bà Phấn, nằm ngay khu trung tâm thành phố Ninh Bình, nơi có miến lươn ngon nổi tiếng với người dân tại đây và còn với cả du khách nhiều nơi đến. Nghe người ta truyền tai nhau, miến lươn Bà Phấn có từ khoảng những năm 1960. Sau này, bà truyền lại nghề cho 3 người con trai cuối. Cả 3 hàng đều nằm sát nhau ở 999, 997, 995 Trần Hưng Đạo, TP. Ninh Bình. Dù rằng các quán có thể có tên khác nhau (theo tên chủ quán), nhưng đều là anh em và đều được truyền lại từ bà Phấn. Có quán chỉ mở buổi sáng nhưng cũng có quán mở cả trưa, thế nên dù bạn đến đây khi đã sang bữa trưa thì cứ đến đoạn ngã 4 này, thế nào cũng sẽ còn miến lươn để ăn.
Miến lươn Bà Phấn ấn tượng nhất ở nước dùng được ninh kỹ từ xương lươn cùng xương ống, nhờ đó mà nước có được hương vị đậm đà, thơm ngon, và có màu đục. Thịt lươn được lọc kỹ, rim theo công thức riêng nên khi ăn cũng có hương vị rất khác, thơm béo và ngọt vị đậm đà. Những con lươn được lựa chọn là lươn cốm, thịt ngọt mà dai và chắc.Ngoài ra, có một điểm mà tôi vô cùng chú ý ở bát miến lươn này, đó là những sợi miến dai dai, để bao lâu trong bát cũng không bị nát hay nhũn quá, ăn vẫn có độ sần sật vừa đủ.Miến lươn ở đây luôn được phục vụ cùng với một đĩa rau sống, ngoài các loại rau thơm như kinh giới, húng láng thì còn có rất nhiều hoa chuối thái nhỏ. Đó là thứ ăn kèm không thể thiếu và cũng góp phần làm nên hương vị thơm ngon đặc biệt cho bát miến lươn, đồng thời làm nên sự khác biệt cho miến lươn ở Ninh Bình. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên vắt thêm một chút chanh, cho thêm ít tương ớt để hương vị bát miến lươn thêm phần đưa đẩy.Thông thường, một bát miến lươn sẽ có giá 30k, nhưng nếu muốn ăn nhiều thịt lươn hơn, bạn có thể gọi thêm với giá 35k/bát. Chủ quán và nhân viên phục vụ đa số đều là con cháu trong nhà, đều rất niềm nở, nhiệt tình. Địa chỉ quán bạn tham khảo:
Miến lươn Bà Phấn bản đồ
Địa chỉ: 999, 997, 995 Trần Hưng Đạo, TP. Ninh Bình.
Giá cả: 30k - 35k.
Các món chim
"Chim to dần" là tên loạt nhà hàng chuyên thịt chim ^^ . Các bạn tham khảo nhé, khách sẽ được phục vụ từ những loại chim nhỏ nhất rồi tới những loại chim lớn hơn (to dần) ^^. Như đã nói, đây là 1 chuỗi nhà hàng, các bạn tham khảo địa chỉ này.
Các món ăn đặc biệt khác
Buổi tối thì chơi ở đâu ?
1. Trà đá, đồ ăn vặt: ngô nướng, khoai nướng, chân gà nướng ở đầu đường Tràng An. địa điểm "2 con voi" , map
2. Phố đi bộ (mở cửa thứ 7 và chủ nhật). Đương nhiên là không đẹp như Hà Nội nhưng cũng là nơi hay ho cho các bạn đi dạo ^^ map
3. Phố 8, là khu phố nhỏ bán các món ăn vặt, ốc, bánh, kem, sữa chua. Bạn đam mê ăn vặt thì ghé đây nhé
4. Tam Cốc: là khu du lịch lâu đời tại Ninh Bình, tối ở đây thì các bạn có thể caffe, bia, 1 số pub nhỏ